Du học sinh đang bị 'vắt kiệt' sau đại dịch?
Đây là đề xuất chính sách nghỉ hưu trước tuổi được Bộ Nội vụ trình Chính phủ tại dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Đối tượng áp dụng gồm: cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15.1.2019 và người lao động.Theo dự thảo, đối tượng quy định nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ như sau:Được hưởng trợ cấp hưu trí 1 lần cho thời gian nghỉ sớm. Cụ thể, đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền: Trường hợp có tuổi đời còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu. Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp bằng 0,9 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời hạn quy định. Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp.Ngoài ra, người nghỉ hưu trước tuổi được hưởng chính sách theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau: Trường hợp có tuổi còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc trở lên để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH thì còn được hưởng các chế độ sau: không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định. Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng. Trường hợp có tuổi đời còn trên 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc trở lên để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH thì còn được hưởng các chế độ sau:Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc.Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng. Trường hợp có tuổi còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc trở lên để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB-XH ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, thì còn được hưởng các chế độ sau: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.Trường hợp có tuổi đời còn dưới 2 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng lương hưu, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp có tuổi đời còn dưới 2 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc trở lên để hưởng lương hưu, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.Kết thúc thành công giải tennis doanh nhân trẻ toàn quốc - Vũng Tàu 2023
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Vé máy bay tết, bán sớm giá vẫn cao
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Chiều 28.2, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về giải thể công an cấp huyện và các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Công an tỉnh Cà Mau triển khai mô hình công an 2 cấp (tỉnh và xã), điều động 46 lãnh đạo công an cấp huyện về nhận nhiệm vụ tại các phòng; điều động 465 chỉ huy, cán bộ về công an cấp xã.Quá trình sắp xếp bộ máy, nhiều cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đã tình nguyện về cơ sở hoặc bố trí ở những vị trí khó khăn, vất vả hơn. Đồng thời, 12 lãnh đạo cấp phòng tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện cho công tác sắp xếp nhân sự.Phát biểu tại buổi lễ, đại tá Phạm Thành Sỹ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, ghi nhận đóng góp của lực lượng công an cấp huyện, biểu dương tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong quá trình sắp xếp tổ chức và điều động nhân sự. Ông yêu cầu các đơn vị nhanh chóng thích ứng, phát huy vai trò lãnh đạo, bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới.Cùng ngày, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tiếp nhận 5 nhiệm vụ quản lý nhà nước từ các sở, gồm: cai nghiện ma túy, lý lịch tư pháp, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, an toàn thông tin mạng và an ninh hàng không. Việc chuyển giao diễn ra đồng bộ, không gây gián đoạn hoạt động. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 1.3.2025.
OCB chia cổ tức 20%, tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỉ đồng
Câu hỏi được nêu ra tại hội thảo "Áp dụng bảng giá đất theo luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra" do Reatimes tổ chức chiều 9.1. Bày tỏ băn khoăn về bất cập trong định giá đất, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Tập đoàn GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, cho biết điều này đang gây ra ách tắc và bức xúc rất lớn cho doanh nghiệp. Ông dẫn chứng dự án đã có quyết định giao đất cách đây 9 tháng, nhưng đến nay vẫn chưa định được giá đất. Một dự án của doanh nghiệp khác 2 năm chưa định giá đất, thậm chí có dự án nhà xây xong vẫn chưa định được giá đất.Đặc biệt, ông Hiệp lo ngại giá đất lên cao ảnh hưởng sức hút của nền kinh tế. Các cụm công nghiệp hiện có 80 - 90% tỷ lệ lấp đầy, do chi phí nhân công rẻ, chi phí đất đai hợp lý, logistics thuận lợi. Nhưng nếu bớt đi yếu tố đất đai, trong khi nhân công ngày càng đắt lên thì Việt Nam có còn là điểm sáng thu hút đầu tư của Đông Nam Á nữa không?Chủ tịch Tập đoàn GPInvest cho rằng cách tính giá đất hiện nay chưa tính đến lợi ích của doanh nghiệp. "Ở đâu lại có chuyện chỉ trong 1 năm, quyết định giao đất ở trong cùng một khu vực, cùng một thửa đất cách nhau 4 tháng, giá đất tăng 40%, nhanh hơn cả tốc độ lạm phát?", ông Hiệp nói và đề xuất Bộ TN-MT có hướng dẫn cụ thể cho địa phương, nhất là tính giá đất theo phương pháp thặng dư.Chia sẻ quan điểm này, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, 25 địa phương đã tiến hành điều chỉnh bảng giá đất với mức tăng nhiều lần. Tại TP.HCM, mức tăng thấp nhất là ở Q.3 với 2,7 lần, trong khi H.Hóc Môn có mức tăng cao nhất, lên đến 38 lần. Lần điều chỉnh đầu tiên có thể chưa ảnh hưởng ngay đến thị trường bất động sản, tuy nhiên sau đó có thể nảy sinh ở khâu mua đất và bồi thường, khi đó giá đất sẽ bị đẩy lên rất cao, gây mất cân bằng thị trường. Nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư chưa được đảm bảo. Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, thực tế để bảng giá đất thấp hay cao đều có những ý kiến "kêu ca". Mấu chốt giải quyết vấn đề theo ông là bảng giá đất phải tương đương, phù hợp thị trường. Điều này được quy định từ luật Đất đai 2013 nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Ông Võ cho rằng đây là câu chuyện chính sách của nhà nước, áp dụng thế nào để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội chính là do chính sách điều tiết của Nhà nước.Từ góc độ quản lý nhà nước, ông Vương Duy Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết cần nhìn nhận những vướng mắc liên quan đến việc xác định giá đất và tính tiền sử dụng đất trong quá trình triển khai các dự án bất động sản nằm ở quy định pháp luật hay trong khâu triển khai thực hiện?"Với các quy định pháp luật đã được ban hành, không có vướng mắc nào về mặt pháp lý trong việc tính toán giá đất. Việc chậm trễ trong quá trình tính toán chủ yếu do khâu tổ chức triển khai thực hiện", ông Dũng nêu.Về thực tế giá đất tăng cao ảnh hưởng đến việc triển khai và giá các dự án bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng cần phân tích rõ hơn mức độ tác động. Theo ông Dũng, chi phí sử dụng đất chỉ là một phần, giá bất động sản tăng có thể do các yếu tố khác như chi phí đầu tư xây dựng, chi phí bán hàng... Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng), cho rằng khó nhất trong định giá đất là hài hòa được lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Người dân khi nhận bồi thường thì sẽ muốn giá cao, nhưng khi mua nhà lại mong muốn mua được nhà giá rẻ, vậy hài hòa ở chỗ này nên như thế nào?Về giá đất có doanh nghiệp nói chiếm 15%, doanh nghiệp nói 45% trong việc cấu thành giá bán sản phẩm. Do đó, theo ông cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu và có thể đưa các kiến nghị để có thể điều chỉnh các nghị định hướng dẫn thi hành.